KONICA MINOLTA’S PRICING TRICKS


At the Printing shop of Saigon Fahasa Co, Ltd (Saigonbook) – 474 Nguyen Thi Minh Khai Street, district 3, Ho Chi Minh City, Vietnam – are placed two Konica Minolta Bizhub Press C1100 that have a price difference of about $98,605 – an amazing amount for anybody who knows this story.

Saigonbook bought the first C1100 from Sao Nam Co., Ltd at a price of $158,558 and the second C1100 from STS Co., Ltd at a price of $59,953. The special thing is that both were distributed by the same distributor – Konica Minolta Business Solutions Viet Nam Co. (KMV); Sao Nam Co. and STS Co. are just commercial agents. In order to trick Saigonbook out of such a large amount of money, KMV used sophisticated tricks that were built into pricing and sales policy.

Price C1100 of Sao Nam  -Digital Printing Konica Minolta

Price C1100 of STS - Digital Printing Konica Minolta

Firstly, KMV hasn’t made public its sales prices. On the website konicaminolta.com.vn, Konica Minolta products are all displayed without their sales prices. KMV is a company with 100% foreign-invested capital that has the right to make direct sales business in the Vietnamese market. However, they rarely sell products directly to customers. KMV appoints its commercial agents and sales collaborators to sell Konica Minolta products in Viet Nam, using a secret price policy. KMV’s commercial agents and salesmen look for easy prey, the target customers, to induce them to buy Konica Minolta products.When customers request price quotes for products, KMV and its commercial agents will carefully collect information about the customers and then charge them different prices based on their personal and financial information (such as their status, their income, their willingness to pay, etc.). At the same time, their quotations for the same product can have the price difference up to hundreds of thousands of dollars

Making a comparison of 8 quotations for the bizhub Press C1100 provided by KMV and their commercial agents (Sao Nam, STS and Sao Nam An), we were amazed by the difference in price as follows: KMV quoted a price of $153,488 and $102,325; Sao Nam quoted a price of $180,139 and $92,023; STS quoted a price of $79,069 and  $83,720 and $ 99,372; Sao Nam An quoted a price of $180,140.

With all the evidence above, KMV and its commercial agents were clearly in breach of Article 6 and Article 12 of the Law on Prices by not publicly displaying the prices of their products and providing different quotations for the same product in order to cheat customers out of money.

KMV is a sales subsidiary of Konica Minolta Business Solutions Asia PTE Ltd, a regional head office of Konica Minolta, Inc., Japan. Therefore, KMV has lots of business experience as well as experienced lawyers that help it evade legal liability. In any case, Vietnamese businesses are always the ones who suffer financial loss that can lead them into debt. When a commercial dispute arises, Vietnamese companies are always engaged in a bitter struggle with each other over commercial contracts; while KMV transfers funds to the holding company and publicly announces that KMV has no contract dispute!

In trade, however, goodwill and honesty are moral principles that are respected and set out in Article 6 of Vietnam Civil Code. KMV is the principal that has rights and duties prescribed in Articles 172 and 173 of Vietnam Commercial Law. For this reason, KMV has responsibility for providing an answer to the public and the press about the price difference between the quotations provided by KMV and its commercial agents. (Note: $1 = VND 21.500).

https: //plus.google.com/u/0/108507312223413485532/posts/KhtLXrZ8XnW

Konica Minolta lên tiếng sau vụ lùm xùm nâng khống giá bán


(CLO) Sau loạt bài phản ánh những dấu hiệu nâng khống giá bán máy in Konica Minolta tại Việt Nam trên báo Điện tử Congluan.vn, mới đây văn phòng luật LNT và Thành viên đã liên lạc với phóng viên cho biết có cuộc họp báo để thông tin về vụ Konica đồng thời mời phóng viên đến để chia sẻ, trao đổi về vụ việc trên.

Konica Minolta lên tiếng (1)
Chiếc máy in C1100 hiệu Konica Minolta đang dính nghi án nâng khống giá bán tại Việt Nam?

Luật sư không cho phóng viên chụp hình, quay phim, ghi âm?

Với tinh thần khách quan, thiện chí, phóng viên đã nhanh chóng đến địa chỉ cuộc hẹn và có cuộc gặp gỡ trao đổi trực tiếp với đại diện của Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (Cty Konica Minolta Việt Nam), Công ty TNHH Thương Mại Tư Vấn Kỹ Thuật Sao Nam (Cty Sao Nam) cùng một số cơ quan báo chí khác cũng có mặt tại đây.

Tại cuộc gặp phóng viên các báo, Luật sư Lê Nết (thuộc Công ty Luật TNHH LNT và Thành viên) tự giới thiệu mình là đại diện pháp lý cho Konica Minolta Việt Nam đồng thời cho rằng đây là cuộc gặp gỡ để trao đổi thông tin về vụ Konica mà các báo đã phản ánh nhằm làm rõ sự thật khách quan (không phải họp báo như cuộc gọi điện thông báo trước đó của nhân viên văn phòng công ty Luật LNT và Thành viên).

Mở đầu, Luật sư Lê Nết nói rằng: “Tại vì đây không phải là địa điểm công cộng nên không có quay phim, chụp hình, chỉ có ghi chép và tôi sẽ gửi các tài liệu cho các anh chị sau”.

Vấn đề này sau đó đã trở thành tâm điểm bàn luận vì gặp phải sự phản ứng gay gắt của phóng viên các báo.

Phóng viên tờ điện tử Vietnamfdi.vn (Cơ quan của Hiệp hội Đầu tư nước ngoài) đặt vấn đề: Nếu đây là buổi gặp theo lời mời của Luật sư (đại diện pháp lý cho Konica) trong vụ việc báo chí phản ánh để nhằm làm rõ, thì tại sao Luật sư Nết lại không cho phóng viên quay phim, chụp hình, còn phía sau của ông lại đặt máy quay phim để quay lại toàn bộ cuộc họp, như vậy là không khách quan?

Ông Nết khẳng định đây không phải là địa điểm công cộng, nên việc quay phim, chụp hình thì phải có ý kiến của chủ nhà, việc quay phim hay ghi âm cuộc họp thì sau này chúng tôi sẽ gửi lại sau cho các anh chị.

Chúng tôi hỏi vậy trong cuộc gặp hôm nay có phải cấm chụp hình không, ông Luật sư Lê Nết nói đúng! Phóng viên đặt tiếp vấn đề, hôm nay anh mời báo chí đến, vậy phóng viên có quyền hoạt động trong khuôn khổ qui định của luật báo chí không? Ông nết cho rằng vì đây không phải là nơi công cộng và phải có quyền nhân thân với hình ảnh.

Phóng viên hỏi tiếp, vậy luật sư có phải là đại diện pháp lý cho Konica Minolta không? Ông Nết trả lời tôi là người đại diện ủy quyền. Nếu vậy, đây không phải là một vụ việc của cá nhân luật sư mà là vụ việc của doanh nghiệp mà luật sư chỉ là đại diện nên việc quay phim chụp hình khi tác nghiệp là đúng theo qui định Luật Báo chí chứ không thể nào cấm, chắc luật sư không rành về luật báo chí …? Ông Nết nói “vậy các anh chị có cho tôi quay phim không?” các phóng viên trả lời “đây là chuyện bình thường”.

Bức xúc về cách hành xử của vị luật sư, phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam lên tiếng: “Nếu quay phim thì phải quay hai chiều chứ, bên anh quay mà cấm báo chí quay phim chụp hình là sao? Một phóng viên khác thắc mắc, tại sao một cuộc họp công khai mà lại cấm quay phim chụp hình, liệu có sự mờ ám nào hay chăng?

Khi câu chuyện cấm phóng viên chụp hình, quay phim, ghi âm đang căng thẳng bởi đụng phải sự phản ứng quá gây gắt của các phóng viên thì ông Nết đã nhanh chóng lãng sang vấn đề khác …, sau đó mới tiếp tục buổi làm việc.

Cung cấp chứng cứ sơ sài

Tại buổi làm việc, đại diện pháp lý của Konica Minolta VN (KMV) ông Lê Nết đã cung cấp các bản photo chào giá của Cty Sao Nam gửi cho Saigonbook ngày 14/10/2014; Hợp đồng mua bán tài sản giữa các bên; Biên bản nghiệm thu giữa Sao Nam và Saigonbook; Bản thông báo ký ngày 31/8/2015 gửi đến Saigonbook và một số báo …

Đặc biệt, ông Nết nêu quan điểm cho rằng tất cả các nội dung mà báo chí phản ánh trước đó nếu không đúng với nội dung ông đưa ra trong bảng thông báo đều là không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm đến uy tín kinh doanh của Konica Minolta và các nhà phân phối?

Cụ thể trong bản thông báo gửi đến Saigonbook và các báo có hai nội dung đáng lưu ý đó là: “KMV không có bất kỳ quan hệ hợp đồng nào với Saigonbook. Vì thế, KMV không thể đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến vấn đề Saigonbook đề cập; KMV nhập khẩu thiết bị, máy móc chất lượng cao vào Việt Nam vào các thời điểm khác nhau với giá cả khác nhau. Có thể  Saigonbook đã mua hai máy từ hai nhà phân phối tại hai thời điểm khác nhau…

Konica Minolta lên tiếng (2)

Konica Minolta lên tiếng (3)
Ông Nết cho rằng tất cả các nội dung mà báo chí phản ánh mà không đúng với nội dung ông đưa ra trong bảng thông báo đều là không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của Konica và các nhà phân phối.

Tuy nhiên, với những gì ông Nết cung cấp đã không đủ bằng chứng để chứng minh và cho rằng các báo, trong đó có báo Congluan.vn viết không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín của Konica Minolta và các nhà phân phối.

Ngoài ra, ông Lê Nết còn nêu vấn đề ông Kim (tức ông Lương Vĩnh Kim, Giám đốc Saigonbook – PV) cho rằng có hợp đồng giữa với Konica Minolta (KMV) và Saigonbook, rồi sau khi đưa ra hợp đồng thì Luật sư Lê Nết mới im lặng (đã đăng tải trước đó). Về vấn đề này ông Nết cho là không đúng sự thật và xuyên tạc, bởi thực tế không có hợp đồng đó và ông Kim cũng chưa có đưa gì cho tôi cả, chưa có liên hệ trực tiếp gì cả, vì vậy toàn bộ tình tiết như vậy là xuyên tạc và không đúng sự thật, mang tính chất vu khống.

Tuy nhiên, sau phát ngôn mang tính quy chụp này, đại diện Konica Minolta và Cty Sao Nam đã đưa ra văn bản phản hồi của Saigonbook cho ông Nết. Đến lúc này thì Luật sư Lê Nết mới ngớ người và chăm chú đọc lại từ đầu tới cuối, sau đó còn photo lại để gửi cho các phóng viên.

Đại diện Konica Minolta, Cty Sao Nam thừa nhận thiếu xót …

Cũng tại buổi làm việc với báo chí, hai vấn đề liên quan đến việc cắt bớt thời gian bảo hành và không xuất hóa đơn mà báo Congluan.vn đã phản ánh trước đó, đại diện phía Konica Minolta và Cty Sao Nam đã thừa nhận thiếu xót.

Cụ thể, vì sao Konica Minolta Việt Nam không xuất hóa đơn đối với thiết bị tích điện UPS đã tặng khuyến mại cho Saigonbook, ông Đào Việt Linh phụ trách mảng kinh doanh của Konica Minolta thừa nhận rằng: trong thời điểm đó Konica có nhập về 3 thiết bị tích điện UPS để tặng cho khách hàng nhưng do sơ xuất chưa kịp đăng ký với cơ quan chức năng về sản phẩm khuyến mại nên nếu có bị sai phạm về thuế thì bên Konica chấp nhận chịu phạt hành chính.

Còn phần cắt bớt thời gian bảo hành từ 3 năm xuống còn 1 năm, đại diện Cty Sao Nam cũng thừa nhận là do thiếu sót chứ không phải cố ý. Điều này chúng tôi có thương lượng và điều chỉnh lại thời gian bảo hành cho hợp lý nhưng do bên Saigonbook chưa đồng ý.

Liên quan đến chiếc máy in C1100 có giá chênh lệch tiền tỷ, theo ông Linh, thời điểm năm 2014 là không thể có giá dưới 2 tỷ đồng được, 3 tỷ cũng không có. Bởi năm 2014, Konica nhập máy C1100 về có giá hướng dẫn là 180.000 USD, tương đương 3,7 tỷ đồng. Còn việc nhà phân phối bán bao nhiêu đó là quyền của họ.

Luật sư Lê Nết nói thêm, quan hệ giữa Cty Sao Nam và Konica Minolta không phải là đại lý ủy quyền, mà chỉ quan hệ giữa người bán hàng và nhà phân phối. Đây là quan hệ mua đứt bán đoạn, các nhà phân phối sẽ hoàn toàn quyết định giá bán.

Đại diện Cty Sao Nam cũng phát biểu thêm: thời điểm bán máy C1100 cho Saigonbook là tháng 11/2014, đây là chiếc máy đầu tiên được nhập về Việt Nam. Còn Saigonbook mua máy C1100 từ STS là vào tháng 8/2015. Với hai thời điểm khác nhau như vậy thì sẽ có giá khác nhau thôi. Ngoài ra, chất lượng máy cũng là vấn đề, nó góp phần quan trọng vào giá trị chiếc máy. Máy C1100 Saigonbook mua từ STS là đã qua sử dụng cụ thể là đã đem trưng bày ra hội chợ và chạy thử nên mới có giá trên 1 tỷ đồng, còn Sao Nam bán máy cho Saigonbook là máy mới hoàn toàn nên giá trị sẽ khác.

Khẳng định vấn đề này, ông Linh cho rằng hoàn toàn chính xác, bởi máy đã được sử dụng trưng bày, chạy thử tại hội chợ thì chất lượng sẽ giảm.

Khi phóng viên xoáy sâu vào việc vì sao máy mới nhập về chỉ mang ra trưng bày và chạy thử tại hội chợ thì lại bị giảm chất lượng, vậy nếu giảm chất lượng thì giảm bao nhiêu phần trăm? Tuy nhiên phía đại diện của Konica Minolta và luật sư đã không nói rõ mà chuyển sang vấn đề khác.

Riêng việc phía Saigonbook có đưa ra giám định giá của Công ty Thẩm định giá Sài Gòn cho rằng giá trị máy in C1100 thời điểm năm 2014 có giá thị trường là 1,9 tỷ đồng thì đại diện Konica nói rằng không biết đơn vị này dựa vào cơ sở nào để cho ra giá như vậy?

Còn về phần chiếc máy in C1070P đã được trả lại cho Saigonbook trước đó, ông Linh đại diện Konica cũng khẳng định là không có trục trặc gì về kỹ thuật cả, chỉ do Saigonbook cho rằng máy in này màu sắc có vấn đề nên mới có việc đồng ý trả lại máy C1070P.

Như vậy, qua trao đổi có thể thấy rằng còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ tiếp theo, nhưng trong cuộc gặp gỡ để cung cấp thông tin cho báo chí, phía luật sư đại diện của Konica đã thiếu sự chuẩn bị về các bằng chứng, chứng cứ để cung cấp cho phóng viên.

Vì vậy, khi đến hết giờ chiều phóng viên đã đề xuất ngưng buổi làm việc và đề nghị gửi công văn cung cấp các bằng chứng cụ thể đến cơ quan để có cơ sở phản ánh một cách khách quan.

Để rộng đường dư luận, báo Điện tử Congluan.vn sẽ tiếp tục phản ánh những diễn biến tiếp theo của vụ việc tới bạn đọc.

Chính Kỳ
Nguồn: http://congluan.vn/konica-minolta-len-tieng-sau-vu-lum-xum-nang-khong-gia-ban/

Doanh nhân với sự tích trầu cau


Hai anh em mồ côi cha mẹ, giống nhau như đúc, sống chung một nhà. Họ rất thương yêu nhau. Rồi một ngày người anh lấy vợ. Người em vẫn sống cùng nhà với anh nhưng bây giờ có thêm chị dâu. Một hôm người em đi làm về thì chị dâu chạy ra ôm chầm lấy vì lầm tưởng đó là chồng mình. Người em nghĩ rằng nếu sống chung một nhà thì sẽ có ngày sinh chuyện, mất tình anh em nên lặng lẽ bỏ nhà ra đi, rồi chết hóa thành tảng đá bên bờ suối. Người anh đi tìm em, đến ngồi tựa lưng vào tảng đá, chết mọc thành cây cau. Người vợ đi tìm chồng, đến ngồi tựa lưng vào cây cau, chết hóa thành dây trầu quấn quít cây cau.

doanh-nhan-voi-su-tich-trau-cau
Bằng sự tích này, người xưa đã xem “sống không để cho người ta hiểu nhầm” là nghĩa vụ đương nhiên. Do vậy, các gia đình nề nếp, có hiểu biết không để “em trai chồng ở với chị dâu, em gái vợ ở với anh rể“. Bậc quân tử không bao giờ đơn độc đến nhà bạn khi chỉ có một mình vợ bạn ở nhà. Quan Vân Trường đốt đuốc đứng ở ngõ, canh suốt đêm cho Cam Phu Nhân và Mi Phu Nhân ngủ, dập tắc mưu đồ vu oan giá họa của Tào Tháo là điển hình của người quân tử “sống không được để cho người ta hiểu nhầm“,”qua ruộng dưa, không sửa dép“.

Điều thú vị là “sống không được để cho người ta hiểu lầm” đã được cụ thể hóa tại điều 100 khoản 5 Luật Thương Mại, cấm:”Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng“.

Konica MinoltaSao Nam sẽ lý giải thế nào về việc”giảm giá đặc biệt 20%” nhưng vẫn còn cao hơn giá bán cho khách hàng khác đến 2,1 tỉ đồng?.

(Viết trong những ngày tranh đấu với Konica Minolta)

Lương Vĩnh Kim

Nguồn: http://innhanh474.com/tin-tuc/tin-moi-293/doanh-nhan-voi-su-tich-trau-cau-3589.htm?p=1

Konica Minolta Việt Nam: Cùng một sản phẩm giá chênh nhau 2 tỷ đồng?


(CLO) Mới đây, thông tin máy in màu kỹ thuật số thuộc hãng Konica Minolta bán tại thị trường Việt Nam tuy cùng một sản phẩm nhưng giá chênh lệch hơn hai tỷ đồng đã và đang gây sốc cho những ai biết đến câu chuyện này.

Chiếc máy C1100 hiệu Konica Minolta thuộc Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (KMV) đang dính nghi án nâng khống giá bán?

Một sản phẩm, giá chênh lệch 2 tỷ đồng?

Thông tin Công ty TNHH Sách Sài Gòn (Saigonbook) đang trưng bày hai máy in màu kỹ thuật số (KTS) hiệu Konica Minolta tại văn phòng sẽ là điều bình thường nếu không có việc lạ lùng khi hai máy in màu cùng model này có hai loại giá chênh lệch lên đến tiền tỷ?

Có thể bạn quan tâm

Ở thị trường Việt Nam, việc một sản phẩm bán giá chênh nhau vài trăm, vài triệu đồng là người tiêu dùng đã phải so sánh, cân nhắc. Riêng đối với những sản phẩm giá trị cao có giá hàng tỷ đồng một sản phẩm thì việc chênh lệch giá vài chục triệu đồng đã khiến sự cạnh tranh dành khách hàng trở nên khó khăn, đừng nói gì đến việc cùng một sản phẩm mà giá chênh nhau hàng trăm triệu đồng, còn việc chênh đến tiền tỷ là điều không thể tưởng.

Bởi vậy, khi thông tin máy in màu KTS hiệu Konica Minolta có cùng model máy nhưng giá bán chênh nhau hàng tỷ đồng đã ngay lập tức được đồn ầm trong giới in ấn. Điều này cũng khiến không ít khách hàng có nhu cầu in màu thường xuyên không khỏi ngỡ ngàng.

Để tìm hiểu sự bất thường về một sản phẩm nhưng giá chênh nhau tiền tỷ, phóng viên đã trực tiếp đến địa chỉ đang trưng bày hai máy in màu KTS nói trên.

Hai chiếc máy in hiệu Konica Minolta có giá chênh lệch tiền tỷ đang đươc trưng bày ở phòng in Saigonbook
Hai chiếc máy in hiệu Konica Minolta có giá chênh lệch tiền tỷ đang đươc trưng bày ở phòng in Saigonbook

Tại văn phòng Saigonbook ở đường Nguyễn Thị Minh Khai quận 3, TP. Hồ Chí Minh, thông qua hướng dẫn khá nhiệt tình của nhân viên ở đây, phóng viên không mấy gì khó khăn khi trực tiếp mục sở thị hai chiếc máy in hiệu Konica Minolta đang đươc trưng bày ở phòng in mà Saigonbook đã mua với giá chênh lệch tiền tỷ.

Trên hai chiếc máy cùng model C1100 hiệu Konica Minolta, một bên trưng bày giá đã mua được là trên 3,4 tỷ đồng, máy còn lại giá chỉ gần 1,3 tỷ đồng và độ chênh lệch giữa hai máy khoản 2,1 tỷ đồng. Một con số khủng về độ chênh lệch giá mà khi ai biết đến chắc sẽ không khỏi giật mình bởi câu hỏi vì sao cùng một sản phẩm nhưng có 2 loại giá khác xa nhau đến vậy?

Có dấu hiệu nâng khống, trục lợi từ giá?

Để rõ hơn về sự khác biệt giá này, phóng viên đã liên lạc và có cuộc hẹn với ông Lương Vĩnh Kim, Giám đốc Saigonbook.

Chiếc máy C1100 thứ nhất được mua khuyến mại của Công ty TNHH Thương Mại – Tư Vấn – Kỹ Thuật Sao Nam (Sao Nam) với giá 3.409.111.200 đồng
Chiếc máy C1100 thứ nhất được mua khuyến mại của Công ty TNHH Thương Mại – Tư Vấn – Kỹ Thuật Sao Nam (Sao Nam) với giá 3.409.111.200 đồng

Trao đổi về những sự thắc mắc của phóng viên, ông Kim đã không ngần ngại chia sẽ về những bức xúc của mình: Chiếc máy C1100 thứ nhất tôi mua khuyến mại của Công ty TNHH Thương Mại Tư Vấn Kỹ Thuật Sao Nam (Sao Nam) với giá 3.409.111.200 đồng (Sao Nam là đại lý thương mại của Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam).

Dĩ nhiên, với giá thành mua cao như vậy nên doanh nghiệp bắt buộc phải nâng giá tiền trang in lên cao. Tuy nhiên, khách hàng của tôi đã cho biết là mình nâng giá tiền trang in như vậy là quá cao và việc mua máy C1100 giá trên 3 tỷ là quá đắt so với thị trường.

Từ đó, qua tìm hiểu thêm thì mới biết là mình bị lừa mua giá cao. Quá bức xúc tôi mới dùng doanh nghiệp thứ hai của mình để mua thêm một máy in nữa để so sánh, cũng cùng loại C1100 hiệu Konica Minolta từ Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Sài Gòn (STS) (là đại lý thương mại của Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (KMV)) nhưng chỉ với giá 1.289.278.000 đồng. Như vậy, Sao Nam bán giá chênh lệch khoản 2,1 tỷ đồng.

Chiếc máy C1100 thứ hai mua khuyến mại của Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Sài Gòn (STS) với giá 1.289.278.000 đồng.
Chiếc máy C1100 thứ hai mua khuyến mại của Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Sài Gòn (STS) với giá 1.289.278.000 đồng.

Sau khi có hai máy cùng model, cùng hãng, tôi đã đem trưng bày tại văn phòng Saigonbook để mọi người cùng biết về sự việc này, biết được sự nâng khống giá, khuyến mại gian dối để lừa người tiêu dùng.

Có một điều phải nói thêm là cả hai chiếc máy cùng model C1100 này đều được lắp đặt năm 2015 từ một nhà cung cấp là Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (KMV).

Ngoài tôi là nạn nhân, tôi cũng biết còn có nhiều nạn nhân khác khác nữa. Chúng tôi đấu tranh buộc Sao Nam và KMV phải trả lại các khoản tiền do họ lừa đảo chiếm đoạt của chúng tôi.

Cũng theo ông Kim, hiện tại mặc dù Sao Nam và KMV đã đề nghị tôi ký hợp đồng bán lại cho họ với số tiền như đã mua nhưng tôi từ chối ký hợp đồng mua bán vì chúng tôi trả máy chứ không bán máy.

Sao Nam và KMV cùng nhau im lặng?

Trước sự việc có dấu hiệu nâng khống, trục lợi từ giá, phóng viên đã liên lạc với Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (KMV) (đơn vị nhập khẩu, phân phối, bán hàng và dịch vụ cho các sản phẩm của Konica Minolta tại Việt Nam) để làm rõ vấn đề về giá chênh lệch tiền tỷ từ sản phẩm của hãng Konica Minolta. Tuy nhiên, phóng viên được hướng dẫn sang làm việc với luật sư Lê Nết hoặc luật sư Điệp (thuộc Công ty Luật TNHH LNT và Thành viên), bởi KMV đã giao cho luật sư trực tiếp trả lời các vấn đề liên quan đến pháp lý của KMV.

Tuy nhiên, sau nhiều lần liên lạc với Công ty Luật TNHH LNT và Thành viên để đăng ký làm việc với hai vị luật sư này về thông tin của KMV, thì cũng chỉ nhận được câu trả lời là họ bận đi công tác, ngay cả việc PV để lại thông tin số điện loại liên lạc nhưng sau nhiều ngày vẫn không thấy thiện chí hồi âm từ các vị luật sư này?

Riêng trường hợp của Công ty TNHH Thương Mại Tư Vấn Kỹ Thuật Sao Nam (Sao Nam) câu chuyện ủy quyền cho luật sư trả lời với báo chí cũng không ngoại lệ. Khi liên lạc với Sao Nam, PV được hướng dẫn để làm việc với luật sư Bùi Quang Nghiêm, vì đơn vị này cũng đã ủy quyền cho luật sư Nghiêm trả lời về vấn đề này. Ngay sau khi có thông tin số điện thoại của LS Nghiêm, PV đã nhiều lần gọi điện để đặc lịch hẹn làm việc nhưng vị này cũng không nghe máy?

Như vậy, hiện tại không một vị LS nào của cả hai doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến vụ việc sau khi được ủy quyền trả lời về sự việc trên có thiện chí làm việc với phóng viên để cung cấp cũng như lên tiếng bảo vệ thân chủ của mình? Nói cách khác, có lẽ cả Sao Nam và KMV cùng chọn phương thức là im lặng thay vì thanh minh.

Lâu nay, hiện tượng gian lận thương mại, nâng khống giá, khuyến mại gian dối để lừa người tiêu dùng xảy ra khá thường xuyên, nhưng với thương hiệu như Konica Minolta, một thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật vốn rất uy tín với người tiêu dùng để xảy ra vấn đề này mà không có câu trả lời thỏa đáng chắc chắn sẽ để lại một vệt đen cho thương hiệu vốn nổi tiếng bấy lâu.

Báo Congluan online sẽ tiếp tục phản ánh thông tin cụ thể đến bạn đọc ở bài tiếp theo.

Chính Kỳ

Nguồn: http://congluan.vn/konica-minolta-viet-nam-cung-mot-san-pham-gia-chenh-nhau-2-ty-dong/

Nhận diện Konica Minolta


Khi chuyển từ “chuyên nghiệp bán sách và chỉ có bán sách sang in kỹ thuật số “, Saigonbook chọn mua máy của Konica Minolta với niềm tin rằng máy mới của hãng lớn thì sẽ  được đảm bảo chất lượng và giá cả.

Có thể bạn quan tâm “Konica Minolta – Cọi mặt đặt giá

Ngày 15/08/2014, Saigonbook ký hợp đồng mua máy C1070P của Konica Minolta qua đại lý Sao Nam với giá 1,32 tỉ đồng. Trong lúc máy C1070P đang chạy thử thì KMV và Sao Nam giới thiệu với Saigonbook mô hình Printing Shop đang thịnh hành ở châu Âu và Bắc Mỹ.

KMV thiết kế Printing Shop cho Saigonbook

KMV thiết kế Printing Shop cho Saigonbook

Với vị trí đắc địa của Trung Tâm Sách Sài Gòn, Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (KMV) và Sao Nam hứa sẽ giúp đỡ, tài trợ để Saigonbook xây dựng một Printing Shop đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 20/10/2014, Saigonbook đã ký với Sao Nam mua máy C1100 trong điều kiện được khuyến mại giảm giá đặc biệt 20%. Theo tư vấn thiết kế của KMV, Saigonbook đã sửa chữa Trung Tâm Sách Sài Gòn thành Printing Shop mang màu xanh đặc trưng của Konica Minolta. KMV đã gắn bảng hiệu “Printing Shop – Konica Minolta” tại trụ sở Saigonbook và hứa bán mực, vật tư, dịch vụ với giá ưu đãi. Ngoài ra, KMV còn khuyến mại cho Saigonbook bộ tích điện UPS trị giá đến gần 7.000 USD.

Tuy nhiên, khi đưa máy vào hoạt động, Saigonbook nhận ra giá trang in của mình quá cao so với thị trường. Tìm hiểu, Saigonbook mới biết mình bị lừa ngay từ chiếc máy đầu tiên.

Sao Nam bán máy C1070P với giá 1,32 tỉ nhưng Công ty Giải Pháp Công Nghệ Sài Gòn báo giá 760 triệu;  Sao Nam bán máy C1100 hơn 3,4 tỉ thì STS bán chưa đến 1,3 tỉ. Tổng giá trị hai máy chênh lệch đến 2,66 tỉ đồng.

Để chứng minh sự không lương thiện của KMV và Sao Nam,  Saigonbook đã cử người đóng các vai khác nhau mới lấy được bí mật báo giá bất lương của họ – cùng thời điểm, cùng máy C1100 nhưng KMV báo giá 3,3 tỉ và 2,2 tỉ; Sao Nam báo giá 3,8 tỉ và 2 tỉ; STS báo giá 1,7 tỉ, 1,8 tỉ và 1,9 tỉ, Sao Nam An báo giá 3,8 tỉ.

Không chỉ lừa về giá, KMV và Sao Nam còn lừa về bảo hành. Máy C1100, C1070P được nhà sản xuất Konica Minolta qui định bảo hành từ 3 năm đến 5 năm nhưng Sao Nam chỉ bảo hành 1 năm.

Sau khi thu thập đủ chứng cứ, Saigonbook yêu cầu Sao Nam và KMV thu hồi máy và trả lại tiền. Ngày 6/8/2015, đại diện Sao Nam cùng với Luật sư Bùi Quang Nghiêm đã đến trụ sở Saigonbook thỏa thuận nhận lại cả hai máy và trả lại tiền đầy đủ cho Saigonbook. Ngày 14/08/2015, Sao Nam và KMV đã thu hồi máy C1070P, trả lại đủ 1,32 tỉ đồng. Ngày 18/08/2015, Sao Nam đề nghị làm thủ tục thu hồi máy C1100 bằng hợp đồng mua bán nhưng Saigonbook từ chối ký bán vì “trả máy chứ không bán máy”.

Điều đáng hổ thẹn là sau khi việc mua lại máy bị bế tắc, ông Tadasu Ichino – Tổng giám đốc KMV đã ủy quyền cho Luật sư Lê Nết gửi văn bản đến các Báo Thanh niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Doanh Nhân Sài Gòn chối bỏ trách nhiệm với lý do: “KMV không có bất kỳ quan hệ hợp đồng nào với Saigonbook”, “Các thời điểm khác nhau và với giá cả khác nhau”; nhưng khi Saigonbook đưa ra bằng chứng báo giá gian dối và KMV có hợp đồng với Saigonbook theo qui định tại điều 24 Luật Thương Mại thì KMV và Luật sư Lê Nết mới im lặng!

Để nhận diện KMV và Sao Nam, Saigonbook đã phải tìm hiểu, thu thập chứng cứ, xâu chuỗi các lời nói, hành vi, văn bản của họ, so sánh đối chiếu với các đối tác khác, đặt chúng trong mối liên hệ nhân quả, từ đó mới giải thích được nguyên nhân chênh lệch giá và thời  gian bảo hành là do họ không lương thiện.

KMV và Sao Nam, kẻ tung người hứng, đưa giá lên cao, khuyến mại giảm giá, tặng UPS, song thực chất là phỉnh lừa. Người lương thiện không thể  “ăn” 2,66 tỉ đồng trong một thương vụ như thế  và “ăn” bảo hành 3 năm còn 1 năm với nhiều thương vụ khác. KMV, Sao Nam và Luật sư của họ phải nín lặng vì “ăn” như thế là tội ác không thể biện minh.

Lương Vĩnh Kim

Nguồn: http://baophapluat.vn/hang-that-hang-gia/nhan-dien-konica-minolta-234660.html