Cảnh giác với Konica Minolta


Sau hai bài “Konica Minolta Coi Mặt Đặt Giá” và “Nhận Diện Konica Minolta” đăng trên các báo, chúng tôi còn nợ bạn đọc câu hỏi: Vì sao phải ồn ào vấn đề này trên mặt báo?.

Khi biết mình bị lừa, tôi giật mình nhìn lại bức hình thờ cụ Phan Châu Trinh tại Trung Tâm Sách Sài Gòn, tự trách mình quên di huấn của cụ Phan, mất cảnh giác với người Nhật. Các vụ người Nhật đưa hối lộ được xét xử gần đây cho thấy, chúng ta đã mất cảnh giác với người Nhật trên bình diện quốc gia. Chúng tôi có nghĩa vụ làm sáng tỏ vấn đề, đưa ra công luận nhằm cảnh báo với người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam. Dù ai bị lừa mất tiền thì xét đến cùng, đó vẫn là tài sản của người Việt Nam bị mất ra nước ngoài.

Phan Chu Trinh
Nhắc lại di huấn của cụ Phan Châu Trinh để chúng ta cùng cảnh giác:

Cụ Phan Châu Trinh đã từng lặn lội qua Nhật gặp cụ Phan Bội Châu với cảnh báo “Cầu viện Nhật để đánh Pháp là đuổi voi cửa trước, rước hùm cửa sau, cầu làm gì. Khi có đủ điều kiện thì Nhật cũng qua lấy nước mình thôi”. Quả thật, năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp để độc chiếm nước ta.

Người Nhật hay bất cứ người nước ngoài nào đều vì lợi ích của họ. Khi cần, họ sẵn sàng làm những việc mà chúng ta đã bất ngờ chứng kiến như vụ”đưa hối lộ Huỳnh Ngọc Sĩ“; vụ “Công ty tư vấn Nhật Bản JTC đưa hối lộ Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU)“.

Konica Minolta cũng không là ngoại lệ. Họ đến Việt Nam là vì lợi ích của họ. Việc ông Tadasu Ichino – Tổng giám đốc Konica Minolta Việt Nam chối bỏ trách nhiệm chênh lệch giá kinh hoàng cùng một sản phẩm do chính họ bán ra, chứng tỏ họ không tuân thủ tinh thần “Võ Sĩ Đạo” như chúng tôi ảo tưởng.

Việt Nam là đất nước có chủ quyền, có luật pháp và hệ thống chính trị bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài. Konica Minolta phải có nghĩa vụ trung thực, thiện chí đem đến cho người Việt Nam những sản phẩm có chất lượng tốt, với giá cả hợp lý, công bằng. Đó là đòi hỏi chính đáng của bất cứ người Việt Nam nào. Việc hai chiếc máy C1100 mua qua hai đại lý của Konica Minolta, bị lệch giá hơn 2,1 tỉ đồng là điều không ai có thể chấp nhận được!.

Luật sư Lương Vĩnh Kim

Nguồn: www.innhanh474.com

Nhận diện Konica Minolta


Khi chuyển từ “chuyên nghiệp bán sách và chỉ có bán sách sang in kỹ thuật số “, Saigonbook chọn mua máy của Konica Minolta với niềm tin rằng máy mới của hãng lớn thì sẽ  được đảm bảo chất lượng và giá cả.

Có thể bạn quan tâm “Konica Minolta – Cọi mặt đặt giá

Ngày 15/08/2014, Saigonbook ký hợp đồng mua máy C1070P của Konica Minolta qua đại lý Sao Nam với giá 1,32 tỉ đồng. Trong lúc máy C1070P đang chạy thử thì KMV và Sao Nam giới thiệu với Saigonbook mô hình Printing Shop đang thịnh hành ở châu Âu và Bắc Mỹ.

KMV thiết kế Printing Shop cho Saigonbook

KMV thiết kế Printing Shop cho Saigonbook

Với vị trí đắc địa của Trung Tâm Sách Sài Gòn, Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (KMV) và Sao Nam hứa sẽ giúp đỡ, tài trợ để Saigonbook xây dựng một Printing Shop đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 20/10/2014, Saigonbook đã ký với Sao Nam mua máy C1100 trong điều kiện được khuyến mại giảm giá đặc biệt 20%. Theo tư vấn thiết kế của KMV, Saigonbook đã sửa chữa Trung Tâm Sách Sài Gòn thành Printing Shop mang màu xanh đặc trưng của Konica Minolta. KMV đã gắn bảng hiệu “Printing Shop – Konica Minolta” tại trụ sở Saigonbook và hứa bán mực, vật tư, dịch vụ với giá ưu đãi. Ngoài ra, KMV còn khuyến mại cho Saigonbook bộ tích điện UPS trị giá đến gần 7.000 USD.

Tuy nhiên, khi đưa máy vào hoạt động, Saigonbook nhận ra giá trang in của mình quá cao so với thị trường. Tìm hiểu, Saigonbook mới biết mình bị lừa ngay từ chiếc máy đầu tiên.

Sao Nam bán máy C1070P với giá 1,32 tỉ nhưng Công ty Giải Pháp Công Nghệ Sài Gòn báo giá 760 triệu;  Sao Nam bán máy C1100 hơn 3,4 tỉ thì STS bán chưa đến 1,3 tỉ. Tổng giá trị hai máy chênh lệch đến 2,66 tỉ đồng.

Để chứng minh sự không lương thiện của KMV và Sao Nam,  Saigonbook đã cử người đóng các vai khác nhau mới lấy được bí mật báo giá bất lương của họ – cùng thời điểm, cùng máy C1100 nhưng KMV báo giá 3,3 tỉ và 2,2 tỉ; Sao Nam báo giá 3,8 tỉ và 2 tỉ; STS báo giá 1,7 tỉ, 1,8 tỉ và 1,9 tỉ, Sao Nam An báo giá 3,8 tỉ.

Không chỉ lừa về giá, KMV và Sao Nam còn lừa về bảo hành. Máy C1100, C1070P được nhà sản xuất Konica Minolta qui định bảo hành từ 3 năm đến 5 năm nhưng Sao Nam chỉ bảo hành 1 năm.

Sau khi thu thập đủ chứng cứ, Saigonbook yêu cầu Sao Nam và KMV thu hồi máy và trả lại tiền. Ngày 6/8/2015, đại diện Sao Nam cùng với Luật sư Bùi Quang Nghiêm đã đến trụ sở Saigonbook thỏa thuận nhận lại cả hai máy và trả lại tiền đầy đủ cho Saigonbook. Ngày 14/08/2015, Sao Nam và KMV đã thu hồi máy C1070P, trả lại đủ 1,32 tỉ đồng. Ngày 18/08/2015, Sao Nam đề nghị làm thủ tục thu hồi máy C1100 bằng hợp đồng mua bán nhưng Saigonbook từ chối ký bán vì “trả máy chứ không bán máy”.

Điều đáng hổ thẹn là sau khi việc mua lại máy bị bế tắc, ông Tadasu Ichino – Tổng giám đốc KMV đã ủy quyền cho Luật sư Lê Nết gửi văn bản đến các Báo Thanh niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Doanh Nhân Sài Gòn chối bỏ trách nhiệm với lý do: “KMV không có bất kỳ quan hệ hợp đồng nào với Saigonbook”, “Các thời điểm khác nhau và với giá cả khác nhau”; nhưng khi Saigonbook đưa ra bằng chứng báo giá gian dối và KMV có hợp đồng với Saigonbook theo qui định tại điều 24 Luật Thương Mại thì KMV và Luật sư Lê Nết mới im lặng!

Để nhận diện KMV và Sao Nam, Saigonbook đã phải tìm hiểu, thu thập chứng cứ, xâu chuỗi các lời nói, hành vi, văn bản của họ, so sánh đối chiếu với các đối tác khác, đặt chúng trong mối liên hệ nhân quả, từ đó mới giải thích được nguyên nhân chênh lệch giá và thời  gian bảo hành là do họ không lương thiện.

KMV và Sao Nam, kẻ tung người hứng, đưa giá lên cao, khuyến mại giảm giá, tặng UPS, song thực chất là phỉnh lừa. Người lương thiện không thể  “ăn” 2,66 tỉ đồng trong một thương vụ như thế  và “ăn” bảo hành 3 năm còn 1 năm với nhiều thương vụ khác. KMV, Sao Nam và Luật sư của họ phải nín lặng vì “ăn” như thế là tội ác không thể biện minh.

Lương Vĩnh Kim

Nguồn: http://baophapluat.vn/hang-that-hang-gia/nhan-dien-konica-minolta-234660.html