Doanh nhân với sự tích trầu cau


Hai anh em mồ côi cha mẹ, giống nhau như đúc, sống chung một nhà. Họ rất thương yêu nhau. Rồi một ngày người anh lấy vợ. Người em vẫn sống cùng nhà với anh nhưng bây giờ có thêm chị dâu. Một hôm người em đi làm về thì chị dâu chạy ra ôm chầm lấy vì lầm tưởng đó là chồng mình. Người em nghĩ rằng nếu sống chung một nhà thì sẽ có ngày sinh chuyện, mất tình anh em nên lặng lẽ bỏ nhà ra đi, rồi chết hóa thành tảng đá bên bờ suối. Người anh đi tìm em, đến ngồi tựa lưng vào tảng đá, chết mọc thành cây cau. Người vợ đi tìm chồng, đến ngồi tựa lưng vào cây cau, chết hóa thành dây trầu quấn quít cây cau.

doanh-nhan-voi-su-tich-trau-cau
Bằng sự tích này, người xưa đã xem “sống không để cho người ta hiểu nhầm” là nghĩa vụ đương nhiên. Do vậy, các gia đình nề nếp, có hiểu biết không để “em trai chồng ở với chị dâu, em gái vợ ở với anh rể“. Bậc quân tử không bao giờ đơn độc đến nhà bạn khi chỉ có một mình vợ bạn ở nhà. Quan Vân Trường đốt đuốc đứng ở ngõ, canh suốt đêm cho Cam Phu Nhân và Mi Phu Nhân ngủ, dập tắc mưu đồ vu oan giá họa của Tào Tháo là điển hình của người quân tử “sống không được để cho người ta hiểu nhầm“,”qua ruộng dưa, không sửa dép“.

Điều thú vị là “sống không được để cho người ta hiểu lầm” đã được cụ thể hóa tại điều 100 khoản 5 Luật Thương Mại, cấm:”Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng“.

Konica MinoltaSao Nam sẽ lý giải thế nào về việc”giảm giá đặc biệt 20%” nhưng vẫn còn cao hơn giá bán cho khách hàng khác đến 2,1 tỉ đồng?.

(Viết trong những ngày tranh đấu với Konica Minolta)

Lương Vĩnh Kim

Nguồn: http://innhanh474.com/tin-tuc/tin-moi-293/doanh-nhan-voi-su-tich-trau-cau-3589.htm?p=1

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Doanh nhân với sự tích trầu cau

Bình luận về bài viết này